Tìm hiểu về phong tục tập quán của người Chăm ở Việt Nam

Tìm hiểu về phong tục tập quán của người Chăm ở Việt Nam

Khám phá về phong tục tập quán của người Chăm là cách để thế hệ sau tìm hiểu về nền văn hóa đa dạng, lâu đời của dân tộc. Đây cũng là cơ hội để người trẻ hiểu hơn về tôn giáo và các nghi lễ truyền thống của cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Lịch sử và nguồn gốc của người Chăm

Dân tộc Chăm là một trong những cộng đồng sở hữu bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc tại Việt Nam.

Người Chăm có nguồn gốc từ vương quốc Champa cổ đại, tồn tại từ khoảng thế kỷ 2 sau công nguyên đến thế kỷ 15, khi mà lãnh thổ của họ dần bị Đại Việt thu hẹp lại.

Lịch sử và nguồn gốc của người Chăm
Lịch sử và nguồn gốc của người Chăm

Champa ngày xưa là một vương quốc phát triển mạnh mẽ, nổi tiếng với nền văn minh và kiến trúc độc đáo như các tháp đền Mỹ Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nền văn hóa này đã phát triển mạnh mẽ dựa trên nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và thương mại biển.

Lịch sử của người Chăm đã để lại ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của dân tộc Chăm ngày nay. Các truyền thống và nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là những phong tục liên quan đến đạo Hindu và sau này là đạo Hồi, vẫn được cộng đồng Chăm duy trì. Điều này thể hiện trong các lễ hội hàng năm, qua kiến trúc, nghệ thuật và các hoạt động thường nhật của họ.

Nếp sống sinh hoạt theo chế độ mẫu hệ của người Chăm

Trong cộng đồng Chăm, phụ nữ giữ vai trò trung tâm trong gia đình và xã hội. Người Chăm có truyền thống sinh sống theo chế độ mẫu hệ. Tất cả mọi hoạt động từ cưới hỏi, quản lý tài sản, đến các quan hệ luyến ái đều do phụ nữ chủ động và quyết định.

Nếp sống sinh hoạt theo chế độ mẫu hệ của người Chăm
Nếp sống sinh hoạt theo chế độ mẫu hệ của người Chăm

Trong văn hóa Chăm, việc cưới hỏi do nhà gái chủ động tổ chức và lo liệu từ sính lễ đến chỗ ở sau khi cưới. Con cái sinh ra sẽ mang họ mẹ, thể hiện sự gắn bó mật thiết với dòng mẹ và truyền thống mẫu hệ.

Kiến trúc nhà ở của người Chăm

Người Chăm ưa chuộng kiến trúc nhà trệt nên thường xây dựng nhà cửa gần nhau theo một trật tự nhất định để thúc đẩy sự gắn kết gia đình và bản làng.

Kiến trúc nhà ở của người Chăm
Kiến trúc nhà ở của người Chăm

Một khu dân cư Chăm thường bao gồm nhà khách, nhà của cha mẹ, các con nhỏ, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục. Nhà tục là nơi chứa kho thóc và là không gian sống cho vợ chồng cô gái út.

Ẩm thực và tục uống rượu Cần của người Chăm

Về mặt ẩm thực, người Chăm ăn cơm với gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn của họ phong phú với cá, thịt và rau củ. Thức ăn phần lớn là do chính họ săn bắt, hái lượm, chăn nuôi và trồng trọt.

Ẩm thực và tục uống rượu Cần của người Chăm
Ẩm thực và tục uống rượu Cần của người Chăm

Rượu cần, một loại rượu gạo, là thức uống truyền thống và được yêu thích trong dân tộc Chăm. Đặc biệt trong các ngày lễ hội, mọi người cùng nhảy múa, hát hò và thưởng thức rượu trong không khí đầm ấm, vui vẻ.

Tục ăn trầu của người Chăm

Cũng giống như người Kinh, tục ăn trầu cũng phổ biến trong cộng đồng người Chăm trong sinh hoạt hàng ngày và trong các nghi lễ truyền thống. Việc nhai trầu không chỉ là thói quen mà còn là biểu hiện của sự thanh lịch, trao đổi tình cảm và sự kính trọng với bề trên vào các dịp quan trọng.

Người Chăm đã và đang bảo tồn những phong tục truyền thống này như một phần của bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là một cách để duy trì sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người dân tộc Chăm.

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của người Chăm

Trang phục truyền thống của người Chăm có nhiều nét đặc trưng, không hề lẫn với các dân tộc khác ở Việt Nam.

Trang phục truyền thống của nam giới người Chăm

Đàn ông lớn tuổi dân tộc Chăm thường để tóc dài, quấn khăn. Loại khăn này có màu trắng, thêu hoa văn màu vàng hoặc bạc. Hai bên đầu khăn có các tua vải. Họ đội khăn này theo lối chữ nhân.

Trang phục truyền thống của nam giới người Chăm
Trang phục truyền thống của nam giới người Chăm

Những người đàn ông có chức sắc trong tôn giáo sẽ có khăn đội đầu màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai bên mang tai.

Trong trang phục hàng ngày, nam giới mặc áo có cánh xếp chéo và được cài dây bên hông. Áo thường có màu trắng, đi kèm với quần sọc và một chiếc váy quấn bên ngoài.

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Chăm

Phụ nữ Chăm thường đội khăn trắng, đặc biệt trong các dịp trang trọng hoặc khi đi ra ngoài. Khăn có thể được quấn gọn trên đầu theo lối chữ nhân hoặc phủ trên mái tóc, tùy thuộc vào từng nhóm văn hóa cụ thể trong dân tộc người Chăm.

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Chăm
Trang phục truyền thống của phụ nữ người Chăm

Phụ nữ Chăm thường mặc áo tay ngắn kết hợp với váy dài tới gót chân trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nhà có khách hoặc phải đi ra ngoài, họ mặc váy với áo dài tay và đội khăn dài, vừa để che mặt vừa để trang trọng hơn.

Váy có nhiều loại khác nhau như Khanh kak, Khanh keh và Khanh pà thuộm, mỗi loại phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau từ hàng ngày đến nghi lễ.

Trong các dịp lễ hội, phụ nữ Chăm thường mặc Aw Kamei, một kiểu áo dài truyền thống gần giống áo dài Việt Nam nhưng có cổ áo hình trái tim hoặc tròn và không xẻ tà. Đây là trang phục đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn nghiêm và trang trọng.

Tìm hiểu về ẩm thực truyền thống của người Chăm

Tìm hiểu về phong tục tập quán của người Chăm pa không thể bỏ qua văn hóa về ẩm thực nơi đây. Văn hóa ẩm thực của người Chăm cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được.

Tìm hiểu về ẩm thực truyền thống của người Chăm
Tìm hiểu về ẩm thực truyền thống của người Chăm

Người Chăm có truyền thống thưởng thức các món ăn luộc hoặc nướng và khá mặn. Đặc biệt họ rất ưa chuộng thịt dê và các món bánh.

Một số món ăn nổi tiếng của người Chăm như thịt dê, canh rau môn, bánh Tapei Anung, bánh Tapei Bilik, bánh Sakaya, bánh Ginraong Laya, canh bồi, canh chua, món ăn Ga Bội, món canh thính, món cà dĩa chiên, mắm lòng cá, mắm nêm…

Quần thể tháp Chăm – Nét độc đáo của văn hóa người Chăm

Quần thể tháp Chăm là biểu tượng nổi bật của văn hóa người Chăm, mang đặc trưng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng độc đáo tại miền Nam Trung Bộ Việt Nam. Những ngôi tháp được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm từ đất địa phương, mang hình dáng thon vút như bông hoa.

Quần thể tháp Chăm - Nét độc đáo của văn hóa người Chăm
Quần thể tháp Chăm – Nét độc đáo của văn hóa người Chăm

Tháp Chăm là nơi thờ phụng các vị thần và là minh chứng cho sự khéo léo và tinh thần kiến trúc xuất sắc của người Chăm. Đây là những di tích lịch sử cực quan trọng của người Chăm, là niềm tự hào về một nền văn hóa phong phú, đã và đang được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Quần thể tháp Chăm không chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử, kiến trúc mà còn là nơi truyền bá văn hóa tinh thần, phản ánh đời sống văn hóa, xã hội của người Chăm xưa. Những bia ký, tượng thờ còn sót lại cho thấy sự phong phú và đa dạng trong tín ngưỡng của người Chăm, từ Hindu đến Phật giáo.

Những nghi lễ tôn giáo truyền thống của người Chăm

Cộng đồng người Chăm ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam nhưng đều có chung những nghi lễ tôn giáo truyền thống, được thực hiện từ nhiều đời nay:

Lễ Pok Tapah – Lễ Tôn Chức Phó Cả Sư

Lễ Pok Tapah là nghi lễ quan trọng và trang trọng nhất trong cộng đồng người Chăm Bà-la-môn tại Ninh Thuận. Nghi lễ này nhằm thể hiện quá trình hình thành và tôn chức một tu sĩ Bà-la-môn.

Lễ Pok Tapah - Lễ Tôn Chức Phó Cả Sư
Lễ Pok Tapah – Lễ Tôn Chức Phó Cả Sư

Nghi lễ kéo dài ba ngày, với ngày đầu tiên bao gồm các công tác chuẩn bị như dựng nhà lễ, đo rạp và cúng rạp với các lễ vật chính là heo và dê. Ngày thứ hai diễn ra khai lễ, trang trí nhà lễ và chuẩn bị y phục cho Ong Don Muk Don, tu sĩ sắp được tôn chức.

Các nghi thức quan trọng như tẩy uế và nhận nước thánh được thực hiện dưới sự chủ trì của Bà Đơm. Ngày cuối cùng, nhà trang điểm và nhà điện mới được dựng lên, đánh dấu sự kết thúc của lễ tôn chức với nghi thức tẩy uế như ngày thứ hai và lễ lạy tạ thầy tại nhà Gru Arieng.

Phong tục tập quán người Chăm trong nghi lễ này rất quan trọng, thể hiện truyền thống tôn giáo sâu sắc của người dân tộc. Đây cũng là dịp để củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng người Chăm, tái khẳng định cam kết của họ đối với các giá trị tôn giáo và văn hóa truyền thống.

Ngày cuối cùng, tu sĩ mới được chính thức tôn chức trở thành Tapah, một sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành tinh thần và tôn giáo của người dân nơi đây.

Lễ Puis – Lễ Tế Thần Linh

Lễ Puis là lễ tế thần linh không thể thiếu trong hệ thống tín ngưỡng của người Chăm. Lễ tế này thường được tổ chức định kỳ hàng năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mùa màng của từng tộc họ.

Puis là lễ tế cúng thần Po Rame, một trong những vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm, để trả ơn và thết đãi thần linh sau một năm làm ăn phát đạt. Lễ Puis diễn ra ở các làng thờ tháp Po Rame và được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau trong cộng đồng người Chăm, tùy thuộc vào từng tộc họ.

Lễ Puis - Lễ Tế Thần Linh
Lễ Puis – Lễ Tế Thần Linh

Trong lễ này, tộc họ tập trung từ sáng sớm để chuẩn bị lễ vật và dựng nhà lễ. Phụ nữ sẽ chuẩn bị bánh trái, trầu cau. Trong khi đàn ông chế biến thực phẩm và dựng nhà lễ.

Lễ vật bao gồm y phục cho cả nam và nữ, thực phẩm, rượu cần và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tất cả được sắp xếp trên mâm lễ với nhiều tầng khác nhau.

Các nghi thức trong lễ được thực hiện dưới sự điều hành của thầy Kadhar và bà bóng, với các bài ca, điệu múa truyền thống, tạo nên một bầu không khí trang nghiêm và đầy âm hưởng văn hóa.

Lễ Puis là biểu hiện của lòng biết ơn đối với thần linh và là dịp để cầu nguyện cho sự an lành, thịnh vượng cho tộc họ trong năm tiếp theo.

Tạm kết

Phong tục tập quán của người Chăm có nhiều nét đặc sắc, tạo nên bức tranh đa sắc cho văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Cũng chính bởi thế mà cộng đồng người Chăm luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch cũng như những người yêu thích văn hóa dân tộc.

phongtuctapquan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *