Tìm hiểu các phong tục tập quán của người Ê De hiện nay

Tìm hiểu các phong tục tập quán của người Ê De hiện nay

Phong tục tập quán của người Ê De vô cùng độc đáo, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số này. Hiện nay họ vẫn duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống và nét đẹp trong sinh hoạt hàng ngày.

Trang phục trong phong tục tập quán của người Ê De

Phong tục tập quán của người Ê Đê từ trước đến nay vẫn là phụ nữ quấn váy dài đến gót, mùa hè mặc áo ngắn chui đầu. Nham giới đóng khố, áo chui đầu cánh ngắn. Vào mùa lạnh của nam và nữ sẽ choàng thêm mền.

Phụ kiện đi kèm trong trang phục phong tục tập quán người Ê Đê chính là chuỗi hạt, vòng kiềng, vòng đồng đeo ở tay, cổ và chân. Trước đây người dân tộc còn có tục cà răng, nhuộm đen răng và đội khăn nón trên đầu. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, sự phát triển của xã hội nên trang phục người dân tộc cũng đã có nhiều cải tiến hơn. Thông thường quần áo truyền thống sẽ chỉ mặc trong những dịp như cưới xin hay trọng đại khác.

Trang phục trong phong tục tập quán của người Ê De
Trang phục trong phong tục tập quán của người Ê De

Nơi ở theo phong tục tập quán của người Ê-Đê trong sử thi Đăm Săn

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-Đê xưa là sàn dài, kiến trúc thoạt nhìn giống với hình con thuyền với đặc trưng là hai vách dọc dựng thượng. Hai đầu mái nhô ra và nhà chỉ có 2 hàng cột ngang.

Không gian nội thất chia thành 2 phần theo chiều dọc với phần đầu gọi là Gah dùng để làm phòng khách, nơi sinh hoạt chung. Phần cuối gọi là Ôk. Đây là không gian riêng tư của những cặp vợ chồng với vách ngăn bằng phên nứa.

Nơi ở theo phong tục tập quán của người Ê-Đê trong sử thi Đăm Săn
Nơi ở theo phong tục tập quán của người Ê-Đê trong sử thi Đăm Săn

Phong tục tập quán của người Ê De mỗi dịp lễ tết và thờ cúng 

Theo truyền thống, dân tộc này sẽ ăn Tết vào tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch. Đây là thời điểm mà mùa màng đã được thu hoạch xong. Thực tế sẽ không có một ngày cố định mà phụ thuộc vào văn hóa của từng buôn.

Nếu như những dân tộc khác chỉ có 1 ngày Tết Nguyên Đán thì người Ê đê chia ra làm hai. Cụ thể họ có Tết ăn mừng cơm mới và ăn mừng mùa vụ bội thu. Tết thứ 2 sẽ được tổ chức to hơn, nhà giàu mổ trâu bỏ cúng thần lúa, gia đình khác sẽ mổ gà lợn.

Theo quan niệm của đồng bào Ê Đê, vị thần lớn nhất là Đấng sáng tạo Aê Điê, Aê Đu, rồi tới thần đất và thần lúa. Các vị thần nông là phúc thần. Ác thần sẽ bao gồm những hiện tượng sấm, giông, sét, bão, ma quái, lũ lụt. Chính vì thế hàng năm họ sẽ tổ chức nghi lễ cầu phúc, mừng sức khỏe cho từng cá nhân.

Phong tục tập quán của người Ê De – Gia đình mẫu hệ

Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đồng bào Ê Đê vẫn giữ được nét văn hóa gia đình mẫu hệ. Sau khi cưới, cả hai sẽ sống ở nhà vợ, con mang họ mẹ, người thừa kế là con gái út.

Xã hội dân tộc Ê Đê được vận hành theo chính phong tục này. Cụ thể cả cộng đồng chia làm 2 hệ dòng để thực hiện hôn nhân trao đổi. Làng là đơn vị cư trú cơ bản, tổ chức xã hội duy nhất. Đứng đầu làng là chủ bến nước Pô – pin – ca sẽ thay mặt điều hành hoạt động cho cộng đồng.

Phong tục tập quán của người Ê De - Gia đình mẫu hệ
Phong tục tập quán của người Ê De – Gia đình mẫu hệ

Phong tục cưới xin của người Ê Đê

Do vận hành theo hình thức gia đình mẫu hệ nên người phụ nữ sẽ chủ động trong hôn nhân và hỏi chồng nhờ mai mối. Chồng sau khi cưới sẽ về nhà vợ ở rể. Khi một trong hai qua đời gia đình cùng dòng họ người quá cố sẽ đứng ra thay thế theo phong tục nối dòng. Điều này đảm bảo người còn sống không cảm thấy cô đơn hay lưu luyến.

Phong tục cưới xin của người Ê Đê
Phong tục cưới xin của người Ê Đê

Ma chay trong phong tục tập quán của người Ê De

Như đã đề cập trước đó theo phong tục tập quán của người Ê De, một khi có người chết sẽ thực hiện nối dòng. Người chết bệnh hay chất già sẽ được tổ chức tang lễ trong nhà rồi đưa đến nghĩa địa chôn cất. Trước đây còn có tục chôn người chết cùng một thời gian trong dòng họ một huyệt.

Ngoài ra do quan niệm thế giới bên kia là sự tái hiện của xã hội bên này nên người chết sẽ được chia tài sản chôn cất cùng. Khi dựng nhà mồ lễ bỏ mã được tổ chức rất lớn.

Phong tục kết nghĩa của người dân Ê Đê

Ngoài những phong tục tập quán của người Ê De vừa liệt kê bên trên, đồng bào nơi đây còn có truyền thống kết nghĩa để gắn kết tình cảm giữa những thành viên trong gia đình. Điều này cũng giúp tinh thần và trách nhiệm của từng người được nâng cao, tạo ra sự gắn bó trong một dòng họ.

Với người Ê Đê mối quan hệ đồng tiên cần xây dựng là giữa những thành viên cùng huyết thống, họ hàng với nhau. Sau đó mới liên kết với những người cùng họ và khác dân tộc.

Lễ kết nghĩa của đồng bào Ê Đê sẽ được xây dựng theo quan hệ con cái – cha mẹ hoặc chị – em, anh – em với nhau. Đặc biệt với nam giới khi đã theo về nhà vợ ở bản khác thì sẽ kết nghĩa thêm với chị em gái trong gia đình này.

Phong tục kết nghĩa của người dân Ê Đê
Phong tục kết nghĩa của người dân Ê Đê

Khi lễ kết nghĩa hoàn tất, họ sẽ trở thành một gia đình với nhau. Tất cả những quyền lợi vật chất lẫn tinh thần sẽ được hưởng trọn vẹn. Tuy nhiên họ cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm như một người con trong gia đình kết nghĩa.

Tuy rằng vẫn duy trì tục kết nghĩa nhưng hiện nay nó đã được người dân tổ chức đơn giản hơn. Các lễ vật vẫn sẽ được chuẩn bị đầy đủ bao gồm 1 con gà trống, 2 chiếc vòng đeo tay làm tín vật, 1 ché rượu cần. Trong buổi lễ sẽ có sự chứng kiến của dân làng cùng nghi thức cúng bái trang trọng. Sau đó sẽ tiến hành múa hát, ăn thịt, uống rượu để chúc phúc, cầu mong cho những người kết nghĩa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhau.

Lời kết

Phong tục tập quán của người Ê De là một di sản văn hóa của Việt Nam cần được phát huy và bảo tồn. Việc tìm hiểu những giá trị truyền thống sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của người dân tộc nói riêng và toàn xã hội nói chung.

phongtuctapquan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *