Khám phá về phong tục tập quán của người Hoa ở Việt Nam

Khám phá về phong tục tập quán của người Hoa ở Việt Nam

Phong tục tập quán của người Hoa luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi sự phong phú và độc đáo của riêng dân tộc này. Từ các lễ hội truyền thống đến các nghi lễ gia đình, mỗi hoạt động đều mang đầy ẩn ý và giá trị tinh thần sâu sắc.

Đôi nét về nguồn gốc dân tộc người Hoa tại Việt Nam

Dân tộc Hoa tại Việt Nam có mặt từ rất sớm, đặc biệt là từ thế kỷ 17 và 18, khi nhiều người Hoa từ các tỉnh phía Nam của Trung Quốc di cư sang Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hoặc trốn chạy khỏi các cuộc nội chiến và bất ổn chính trị. Họ định cư nhiều nhất tại các thành phố lớn như Chợ Lớn, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng.

Đôi nét về nguồn gốc dân tộc người Hoa tại Việt Nam
Đôi nét về nguồn gốc dân tộc người Hoa tại Việt Nam

Về mặt ngôn ngữ, người Hoa tại Việt Nam chủ yếu sử dụng các thổ ngữ của ngôn ngữ Quan Thoại và Quảng Đông, tuy nhiên nhiều người trong số họ cũng thành thạo tiếng Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ cũng có các trường học riêng nhằm giáo dục con em mình về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.

Phong tục tập quán của người Hoa về văn hóa thờ cúng

Phong tục tập quán người Hoa có tín ngưỡng và văn hóa thờ cúng khá giống với người Kinh. Về cơ bản người Hoa có tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, ông bà, dòng họ và những vị thần như Thần tài, thần Thổ địa, Quan Âm Bồ Tát…

Phong tục tập quán của người Hoa về văn hóa thờ cúng
Phong tục tập quán của người Hoa về văn hóa thờ cúng

Cho tới ngày nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người Hoa đều được duy trì và tổ chức hàng năm tại các ngôi chùa hoặc miếu nhất định.

Phong tục tập quán của người Hoa về cộng đồng, nhà ở

Tại các khu vực nông thôn, người Hoa thường sống thành các thôn xóm nhỏ gần nhau, cạnh nguồn nước, thuận tiện với giao thông. Nhà ở họ thường ưu tiên xây san sát nhau, tập trung thành các khu phố nhỏ.

Phong tục tập quán của người Hoa về cộng đồng, nhà ở
Phong tục tập quán của người Hoa về cộng đồng, nhà ở

Nhà của người Hoa ở Việt Nam mang đậm tính chất đặc trưng cổ truyền của người Trung Quốc với 5 gian đứng, mái lợp ngói âm dương, tường xây bằng lớp gạch, vữa dày. Gian nhà chính luôn dùng để thờ tổ tiên và tiếp khách.

Hai bên nhà của người Hoa thường treo 2 câu đối bằng chữ Hán với nội dung cầu bình an, may mắn, phúc lộc cho gia chủ.

Trang phục của người Hoa ở Việt Nam

Ngày nay người Hoa ở Việt Nam thường mặc trang phục hiện đại. Ít khi thấy họ mặc trang phục truyền thống vào ngày thường.

Trang phục của người Hoa ở Việt Nam
Trang phục của người Hoa ở Việt Nam

Vào các dịp lễ Tết, người hoa mặc đồ truyền thống, đặc trưng từ Trung Quốc. Đàn ông người Hoa thường mặc quần áo dài, có nét tương đồng với trang phục truyền thống của các dân tộc Dao, Nùng, Mông. Phụ nữ người Dao thường mặc quần dài, áo 5 thân, cài cúc vải.

Về ẩm thực của người Hoa

Gạo là lương thực chính trong bữa ăn của người Hoa. Họ cũng chế biến gạo thành nhiều món ăn khác đa dạng hơn như mì xào, bánh mì, hủ tiếu, bánh bao, há cảo…

Về ẩm thực của người Hoa
Về ẩm thực của người Hoa

Người xưa còn có câu “ăn quận 5, nằm quận 3” với ý nghĩa cho rằng quận 5, Chợ Lớn – nơi tập trung đông đảo người Hoa là thiên đường ẩm thực.

Người Hoa nổi tiếng với kỹ thuật nấu ăn tốt, đa dạng rất nhiều món ăn khác nhau. Vào ngày lễ Tết, mọi người thường dùng rượu để chúc mừng, đặc biệt là đàn ông trong gia đình.

Nghệ thuật múa lân của người Hoa

Múa lân-sư-rồng là biểu tượng của phong tục tập quán của người Hoa tại Việt Nam, đặc biệt phổ biến trong cộng đồng ở Chợ Lớn. Nghệ thuật múa lân thường được diễn ra trong các dịp lễ truyền thống như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu.

Múa lân được coi là biểu hiện của sự thịnh vượng và may mắn. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lòng kính trọng và gìn giữ giá trị truyền thống qua các thế hệ.

Nghệ thuật múa lân của người Hoa
Nghệ thuật múa lân của người Hoa

Các đoàn múa lân-sư-rồng tại Chợ Lớn mang đến sự đa dạng trong biểu diễn với hai phong cách nổi bật là Phật Sơn và Hạt Sơn. Mỗi phong cách mang những đặc trưng riêng biệt, từ những động tác uyển chuyển của mèo trong phái Hạt Sơn đến sức mạnh dũng mãnh của hổ trong phái Phật Sơn.

Ngày nay, múa lân-sư-rồng tại Chợ Lớn đã vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống để trở thành một phần của các cuộc thi và lễ hội lớn, thu hút sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Phong tục tập quán của người Hoa về việc tổ chức Tết Nguyên Đán

Người Hoa ở cần Thơ đón nhiều Tốt trong năm theo âm lịch như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Đông chí,… nhưng quan trọng nhất vẫn là Tết Nguyên đán, lễ hội của những ngày đầu năm mới.

Sau khi cúng giao thừa, người Hoa ở Việt Nam cũng có tục đi chùa đầu năm giống như người Việt để cầu may mắn, bình an, làm ăn thuận lợi trong năm mới và xin lộc đầu năm.

Sáng mùng 1 Tết, cả nhà mặc quần áo mới chỉnh tề quây quần bên ông bà, cha mẹ để chúc Tết. Sau đó con cháu được lì xì mỗi đứa một món tiền đựng trong bao đỏ tượng trưng cho sự lấy “hên” gọi là tiền mừng tuổi. Tiền lì xì, tiền mừng tuổi chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu xuân.

Trong ngày mùng 1 Tết, người Hoa rất kỹ lưỡng trong việc giữ gìn lời ăn tiếng nói, phải nói lời hay ý đẹp, không nói lời xằng bậy. Họ quan niệm ngày đầu năm nói lời hay để ca năm được suôn sẻ, tốt đẹp.

Phong tục tập quán của người Hoa về việc tổ chức Tết Nguyên Đán
Phong tục tập quán của người Hoa về việc tổ chức Tết Nguyên Đán

Nhiều gia đình còn giữ tục xông đất đầu năm, có khi sợ người đến xông đất tính tình không đẹp, phát ngôn bừa bãi sẽ mang cái xui, kém may mắn cho họ cả năm.

Để tránh việc này, một số nhà nhờ người trong gia quyến hoặc bạn bè thân phúc hậu, có tính tình tốt đến xông đất, cốt lấy may mắn cho cả năm. Sau khi được xông đất, họ tự do tiếp đãi thân nhân, bạn bè mà không phải sợ xui xẻo nữa.

Sáng mùng 2 Tết, như thông lệ mỗi tháng hai lần (mùng hai, mười sáu âm lịch), họ cúng “mừng kha” (cô hồn). Ngày thường có gì cúng nấy, thường là vài cái bánh in, bánh men,… nhưng ngày Tết thì long trọng hơn.

Nhà giàu cúng gà, cúng vịt, nghèo hơn thì cúng bánh trái, thèo lèo cũng đậm đà phong vị ngày Tết. Cúng xong, họ vãi gạo muối khăp bôn hướng nhăm xua đuổi tà ma, mong cửa nhà bình an, tốt đẹp

Ngày mùng 3 Tết, người Hoa tổ chức nấu nướng để cúng tất. Cũng như ngày 30 Tết, họ chuẩn bị nấu nướng nhiều món ngon, trước cúng gia tiên, sau xúm xít quay quần cùng ăn uống vui vẻ. Nếu ăn không hết, họ cho tất cả đô ăn vào một nồi bự, nêm “cứng” muối, để dành ăn nhiều ngày, gọi là “xà bần”.

Đây là loại canh hôn hợp độc đáo vừa ngon vừa tiết kiệm, mỗi năm chỉ được ăn vào ngày Tết hoặc giỗ chạp.

Truyền thống tổ chức Tết Nguyên Tiêu của người Hoa

Tết Nguyên Tiêu, một lễ hội sâu sắc về mặt văn hóa và tâm linh, được cộng đồng người Hoa tại Nam Bộ, đặc biệt ở Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức rộng rãi và trọng đại.

Dịp lễ này là sự kết hợp giữa vui chơi, thưởng lãm và thờ cúng, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên và các vị thần đã ban phước lành cho gia đình. Trong đêm rằm tháng Giêng, còn gọi là Nguyên dạ, người Hoa thường thức thâu đêm để cúng lễ tại các đền miếu và tham gia vào những hoạt động vui chơi náo nhiệt ngoài đường.

Truyền thống tổ chức Tết Nguyên Tiêu của người Hoa
Truyền thống tổ chức Tết Nguyên Tiêu của người Hoa

Tết Nguyên Tiêu tại Quận 5 là một sự kiện tôn giáo lớn để cộng đồng người Hoa thể hiện sự đoàn kết và chia sẻ văn hóa với những người dân tộc khác. Đây cũng là cơ hội cho người Hoa khoe sắc với những chiếc đèn lồng rực rỡ, các màn múa lân sôi động và những hoạt động nghệ thuật truyền thống khác như viết thư pháp hay chơi cờ tướng.

Đặc biệt, lễ hội còn mang ý nghĩa từ thiện khi các cuộc đấu giá đèn lồng thu được sẽ được sử dụng để hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, gây quỹ học bổng cho trẻ em hiếu học.

Món ăn không thể thiếu trong dịp này là bánh trôi nước, món ăn tượng trưng cho sự may mắn và thuận lợi, được người Hoa coi trọng và thưởng thức trong không khí tưng bừng của lễ hội.

Tạm kết

Phong tục tập quán của người Hoa được coi như một di sản văn hóa truyền thống từ đời này sang đời sáng. Đây cũng là minh chứng cho sự giao thoa và bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số khác nhau tại Việt Nam.

phongtuctapquan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *