Khám phá những phong tục tập quán của người Kinh hiện nay
Phong tục tập quán của người Kinh vô cùng phong phú và đa dạng. Mặc dù tại Việt Nam có 54 dân tộc đang sinh sống nhưng nét đẹp văn hóa của người Kinh vẫn được giữ gìn vẹn nguyên, không pha trộn. Để biết chính xác đó là những gì bạn hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
Phong tục tập quán của người Kinh trong giao thiệp
Hiện nay người Kinh vẫn lưu giữ được phong tục ăn trầu, hút thuốc lào của ông cha trong quá khứ. Cụ thể:
Bạn đang xem: Khám phá những phong tục tập quán của người Kinh hiện nay
Tục ăn trầu
Ăn trầu là một phong tục tập quán của dân tộc Kinh đã có từ ngàn năm nay. Đặc biệt nét đẹp văn hóa càng được lan tỏa qua câu chuyện cổ tích Trầu Cau kinh điển.
Người xưa vẫn thường nói Miếng trầu là đầu câu chuyện nên hình ảnh này rất thân thuộc trong đời sống sinh hoạt. Điều này thể hiện sự hiếu khách, tình yêu đôi lứa, thắt chặt lương duyên trai gái theo quan niệm của người dân tộc Kinh.
Mặc dù phong tục tập quán của người Kinh không còn phổ biến nhưng trong tâm thức đây vẫn là một nét đẹp, một phần không thể thiếu trong lịch sử.
Hút thuốc lào
Trong xã hội làng quê ở thời kỳ phong kiến, hút thuốc lào được xem là nét đẹp văn hóa không thể thiếu. Trước đây nhà nào cũng có thuốc lào. Nếu như miếng trầu được xem là đầu câu chuyện thì hút thuốc lào chính là khúc dạo đầu của các cuộc hội ngộ tương phùng.
Phong tục tập quán của người Kinh trong các dịp lễ Tết
Một trong số phong tục không hề mai một ở người Kinh nói riêng và 53 dân tộc khác chính là Tết Nguyên Đán. Ngoài ra việc tổ chức Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh,… cũng không thể thiếu.
Tết Nguyên Đán
Xem thêm : Tổng hợp phong tục tập quán của dân tộc Bana đầy đủ nhất
Người dân tộc Kinh gọi dịp đặc biệt này là Tết Ta để phân biệt với Tết Dương Lịch. Mỗi năm khi Tết đến xuân về, mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần, về với cội nguồn.
Trong ngày 30 Tết tức thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi gia đình sẽ thắp hương cúng gia tiên, cầu chúc may mắn và tài lộc đến với những thành viên trong gia đình.
Tết ông Công ông Táo
Trước thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, mỗi gia đình người Kinh sẽ làm trước tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Việc làm này dụng ý tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời, bẩm tấu Ngọc hoàng tình hình một năm qua của các gia đình.
Tết Nguyên Tiêu
Phong tục tập quán của người Kinh tổ chức Tết Nguyên Tiêu vẫn được giữ gìn vẹn nguyên cho tới thời điểm hiện tại. Đây chính là đêm rằm đầu tiên của năm mới, mỗi gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng để thể hiện sự biết ơn, tấm lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên. Ngoài ra đây cũng là dịp để cầu nguyện một năm mới nhiều tài lộc, may mắn và bình an.
Tết Thanh Minh
Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Kinh sẽ tổ chức tảo mộ, sửa sang lại ngôi mộ cho ông bà tổ tiên. Đây là việc làm thể hiện sự tri ân với người đã khuất và cầu chúc một năm mới bình an, hạnh phúc đến với con cháu trong gia đình.
Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ được người Kinh tổ chức đều đặn vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là mốc đánh dấu giai đoạn mới, khởi đầu cho mùa màng bội thu. Trong những ngày này người Kinh sẽ tắm nước lá mùi, giết sâu bọ,….
Điểm qua một số lễ hội được tổ chức theo phong tục tập quán của người Kinh
Đi kèm với những tục lệ vẫn còn tồn tại, người Kinh vẫn tổ chức rất nhiều lễ hội quanh năm, kế thừa truyền thống của cha ông đời trước. Cụ thể:
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng cho tới ngày cuối cùng của tháng 3 âm lịch tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Trong tâm thức của người Kinh, Hương Sơn chính là cõi Phật, đặc biệt chùa Hương đang thờ Phật Bà Quan Âm.
Xem thêm : Tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Thái có gì độc đáo?
Trong những ngày này, ngoài phần lễ trang trọng sẽ đi kèm phần hội đặc sắc bao gồm tổ chức các cuộc thi đua thuyền, leo núi, hát văn, hát chèo,…
Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội diễn ra từ ngày 1/3 – 10/3 âm lịch tại Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ với mục đích tưởng nhớ công ơn gây dựng đất nước của các vị vua Hùng. Phần lễ sẽ bắt đầu từ việc dâng hương, ngũ quả, bánh chưng bánh dày nhằm gợi nhắc sự tích Lang Liêu, tri ân công ơn dạy nhân dân cách trồng lúa nước.
Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức rước thần, rước voi, rước kiệu, hát xoan, hát ca trù,…
Hội Gióng
Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh thắng giặc Ân. Đây được coi là một nét được văn hóa trong phong tục tập quán của người Kinh vẫn còn được bảo tồn cho tới thời điểm hiện tại. Không chỉ là lễ hội, điều này còn thể hiện khát vọng đất nước thái bình thịnh trị, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc no đủ.
Lễ hội Bà Chúa xứ
Đều đặn 23 – 27/4 âm lịch hàng năm, lễ hội Bà Chúa Xứ sẽ được tổ chức. Địa điểm diễn ra chính là miến Bà Chúa ở tỉnh An Giang. Song song với dâng hương sẽ diễn ra thêm nhiều hoạt động khác như múa bông, hát bội,…
Lễ hội đua thuyền
Vào tháng giêng âm lịch hàng năm trên sông Hàn, người Kinh sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền với mong muốn cầu chúc mưa thuận gió hòa, cuộc sống no ấm đầy đủ.
Đây là hoạt động diễn ra với sự góp mặt của nhiều đội tới từ các tỉnh thành lân cận Đà Nẵng. Các đội sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng và những thuyền tham gia được trang trí sặc sỡ nhiều màu. Mọi người ở hai bên sông sẽ theo dõi, cổ vũ trong tiếng trống vui tươi, náo nhiệt.
Lời kết
Phong tục tập quán của người Kinh vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này khiến cho văn hóa Việt Nam ngày càng đặc sắc và trở thành bản sắc riêng phân biệt người Kinh với những dân tộc khác trên mảnh đất chữ S.
Nguồn: https://phongtuctapquan.org
Danh mục: Phong tục tập quán dân tộc