Tìm hiểu các phong tục tập quán Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
Phong tục tập quán Việt Nam luôn nổi bật với các nước khác trong cùng khu vực với những nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Từ Bắc vào Nam, mỗi vùng miền của Việt Nam đều có những truyền thống, phong tục độc đáo, phản ánh đậm nét văn hóa và lối sống của người dân nơi đây.
Phong tục tập quán là gì?
Phong tục tập quán là gì? Phong tục và tập quán là hai khái niệm thường đi liền với nhau và nhiều khi gây nhầm lẫn trong cách hiểu. Phong tục là sự kết hợp của từ “phong” – nền nếp đã lan truyền rộng rãi và “tục” – thói quen lâu đời.
Bạn đang xem: Tìm hiểu các phong tục tập quán Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
Cụ thể, phong tục được hiểu là những thói quen, nền nếp đã hình thành từ lâu đời và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong sinh hoạt hàng ngày. Các phong tục này dần trở thành những thói quen tốt, lan truyền rộng rãi và phổ biến sâu rộng theo thời gian từ địa phương tới phạm vi quốc gia và thậm chí toàn cầu.
Phong tục thường linh hoạt hơn tập quán, không phải là nguyên tắc cứng nhắc nhưng vẫn được tuân thủ như một chuẩn mực không chính thức trong cộng đồng.
Ngược lại, tập quán được định nghĩa là những quy tắc ứng xử giữa con người với nhau, có tính chất ổn định và bền vững hơn phong tục. Tập quán bao gồm các hành vi và phương thức xử sự đã được cộng đồng chấp nhận lâu dài và thường khó thay đổi.
Đây là những điểm nhấn rõ ràng trong cách sống và tương tác của cá nhân trong cộng đồng. Tập quán ảnh hưởng đến cách thức con người giao tiếp và duy trì các mối quan hệ xã hội và thường được coi là chuẩn mực cư xử trong một nhóm cụ thể.
Tục ăn trầu – Giao tiếp
Ở Việt Nam, “miếng trầu là đầu câu chuyện” không chỉ là một câu nói mà còn là biểu hiện của nét văn hóa giao tiếp sâu sắc. Tục ăn trầu là thói quen thường nhật của nhiều người. Đây còn là một nghi lễ quan trọng trong các sự kiện trang trọng như cưới hỏi, tế tự và các lễ lớn khác.
Tục ăn trầu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Trong bất kỳ cuộc hội ngộ hay gặp gỡ nào, việc trao nhau miếng trầu cũng là cách để mở đầu những cuộc trò chuyện, thắt chặt mối quan hệ.
Điều này thể hiện nét đẹp văn hóa, giúp duy trì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ăn trầu và nói chuyện chính là những hình ảnh phong tục tập quán Việt Nam rõ ràng nhất.
Phong tục tập quán Việt Nam – Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là một trong 100 phong tục tập quán Việt Nam xưa và nay mà đến giờ vẫn được gìn giữ.
Lễ Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm lịch, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam. Đây là thời điểm để mọi người sum họp bên gia đình, tri ân tổ tiên, cũng là cơ hội để mọi người tạm quên những lo toan của cuộc sống, hòa mình vào không khí rộn ràng và ấm áp của ngày Tết.
Trong Tết Nguyên Đán, người Việt có nhiều phong tục đặc sắc như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa như xông đất, chúc Tết, lì xì cũng được coi là những nghi thức không thể thiếu để mang lại may mắn và tài lộc cho một năm mới.
Cúng giao thừa
Cúng giao thừa là một trong những phong tục tập quán của Việt Nam cực kỳ quan trọng. Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm, khi người Việt thực hiện các nghi lễ chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm mà người dân coi trọng để cầu mong cho một khởi đầu suôn sẻ và thành công.
Xem thêm : Các ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu tại Việt Nam cần xóa bỏ
Trong phút chuyển giao này, mọi người thường tụ họp cùng gia đình, thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời để tạ ơn trời đất và cầu nguyện cho một năm mới tốt lành.
Lễ cúng giao thừa bao gồm các nghi thức cầu an và tạ ơn. Người Việt tin rằng, thông qua lễ cúng này, họ có thể mời các vị thần may mắn và thần linh bảo hộ đến với gia đình, đem lại sức khỏe, thịnh vượng và may mắn.
Phong tục tập quán Việt Nam – Tết Thanh minh
Tết Thanh minh, thường diễn ra vào đầu tháng tư dương lịch, là dịp để mọi người cùng nhau đi tảo mộ, tỏ lòng thành kính với tổ tiên và những người đã khuất. Đây là một trong những phong tục tập quán của Việt Nam mang đậm ý nghĩa tôn sư trọng đạo và biết ơn nguồn cội.
Vào ngày này, người dân cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng mộ phần, cúng bái và tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, thể hiện tình cảm và sự kính trọng của họ.
Ngoài việc tảo mộ, Tết Thanh minh còn là dịp để mọi người hội ngộ, sum họp gia đình, thăm viếng và chia sẻ với nhau những câu chuyện của năm cũ, cũng như dự định cho năm mới.
Phong tục tập quán Việt Nam – Tết Trung thu
Tết Trung thu, còn được gọi là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên, là dịp lễ truyền thống phổ biến ở Việt Nam, diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mọi người, đặc biệt là các em nhỏ, được thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng và tham gia vào các trò chơi dân gian.
Nét đặc trưng của Tết Trung thu là sự xuất hiện của đèn lồng với muôn hình vạn trạng, từ đèn kéo quân truyền thống đến đèn lồng giấy hiện đại.
Các em nhỏ được rước đèn, phá cỗ trong không khí rộn ràng. Trong khi người lớn thường tổ chức các hoạt động văn nghệ, biểu diễn múa lân, múa rối nước, hát bội.
Phong tục tập quán này gắn liền với nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đổi mới.
Một số phong tục tập quán Việt Nam xưa
Phong tục tập quán xưa tại Việt Nam được nhiều người quan tâm bởi mang nhiều nét đặc trưng của người Việt xưa.
Nam nữ thụ thụ bất thân
Đây là câu nói quen thuộc dùng để chỉ mối quan hệ nam – nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì đều không trực tiếp trao tận tay mà phải bấm nháy, ra hiệu với nhau.
Lễ giáo phong kiến khắt khe khiến việc bày tỏ tình cảm của trai gái khó khăn hơn rất nhiều so với thời nay.
Tục thách cưới trong hôn nhân
Ví dụ về phong tục tập quán Việt Nam có thể nhắc đến tục thách cưới trong hôn nhân. Thách cưới là một tục lệ lạc hậu còn sót lại từ thời xưa. Khi muốn cưới một cô gái, chàng trai cần phải đáp ứng toàn bộ lễ vật mà nhà gái yêu cầu.
Xem thêm : Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam
Số lễ vật này gọi là lễ thách cưới. Lễ thách cưới thường khá cao như tiền, nhà, lễ vật, thức ăn, đồ vật, quần áo…
Ví dụ như nhà gái thách cưới chè, thuốc, gạo nếp, rượu, trầu cau, lợn, gà, vàng, hoa tai, tiền mặt, tính cỗ bao nhiêu mâm…
Đồ thách cưới được coi như một thử thách cho nhà trai. Đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng của nhà trai đối với nàng dâu mới.
Thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng
Khi nhà trai đến đón dâu, cô dâu và chú rể sẽ đến trước bàn thờ gia tiên khấu đầu làm lễ, khấn xin tổ tiên chấp nhận, phù hộ cho trăm năm duyên phận vợ chồng.
Lễ xong, hai người đưa hộp trầu cau, bao thuốc đi mời người thân, bạn bè một lượt, trước hết là người cao tuổi, người nhà đến khách. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu các mối quan hệ để chàng rể biết cách xưng hô đúng.
Tại sao mẹ cô dâu không đi đưa dâu?
Theo chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, người cha quyết định hôn nhân cho con gái, người mẹ chỉ biết tuân theo. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm như sau:
Ngày con gái vu quy, cô gái khóc lóc, buồn tủi vì bị ép buộc, lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ. Mẹ thương con nên cũng mủi lòng khóc theo. Đám cưới, tiệc tan, nhà trai không tìm thấy cô dâu đâu. Hỏi ra mới biết 2 mẹ con cô dâu đã lủi thủi cắp nón ra về.
Vì vậy người ta quan niệm không cho mẹ cô dâu đưa dâu, lâu dần thành tục lệ. Ở một số địa phương, vì quan niệm tương tự, cả bố cô dâu cũng không được đi đưa dâu.
Ý nghĩa của lễ lại mặt sau đám cưới
Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên, ông bà, cha mẹ, đi chào họ hàng thân thích. Kể từ buổi lại mặt, cô dâu chú rể mới chính thức trở thành vợ chồng, hai nhà mới trở thành thông gia.
Lễ lại mặt nhắc nhở con cái về đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ đẻ. Đồng thời giúp thắt chặt mối quan hệ thông gia ngay từ những ngày đầu.
Tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh
Người mẹ từ khi mới có thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm có ai có con cái bụ bẫm hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy sẽ xin ít quần áo cũ của bé đó về cho con mình dùng. Với mong muốn xin để lấy khước (lấy may), ao ước con mình đẻ ra cũng được như đứa bé ngoan kia.
Xuất xứ là do một vài người làm, rồi bắt chước nhau, dần lan truyền thành phong tục. Đây là một trong những phong tục tập quán ở Việt Nam có từ rất lâu đời và vẫn còn được nhiều người thực hiện đến bây giờ.
Tạm kết
Phong tục tập quán Việt Nam là dấu ấn mạnh mẽ của tinh thần dân tộc và tính cách con người Việt. Tất cả những điều này đều góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nguồn: https://phongtuctapquan.org
Danh mục: Tin tức