Các ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu tại Việt Nam cần xóa bỏ

Các ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu tại Việt Nam cần xóa bỏ

Tìm hiểu những ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu sẽ giúp hiểu rõ hơn về chủ đề này, nhằm hướng tới một xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Bởi ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống con người.

Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu ở Việt Nam – Tục tảo hôn

Tảo hôn là một trong những phong tục, tập quán lạc hậu cần loại bỏ sớm ở Việt Nam. Tảo hôn cho đến ngày nay vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, trăn trở của xã hội. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số vẫn đang ở mức khá cao, tồn tại dai dẳng nhiều năm, gây ra nhiều hậu quả khó lường trên nhiều góc độ khác nhau.

Tảo hôn có nghĩa là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai đều chưa đủ tuổi kết hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, nam giới từ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn.

Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu ở Việt Nam - Tục tảo hôn
Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu ở Việt Nam – Tục tảo hôn

Tuy nhiên tại các vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, các bé trai, bé gái bị ép kết hôn khi còn rất nhỏ, dưới mức tuổi quy định khá nhiều. Lý do là kết hôn trẻ em thường được xem là một trong những phong tục truyền thống tại cộng đồng dân tộc thiểu số.

Một số dân tộc thiểu số có tình trạng tảo hôn cao như dân tộc Mông (51.5%), dân tộc Cờ Lao (47.8%), dân tộc Mảng (47.2%), dân tộc Xinh Mun (44.8%)…

Vấn nạn tảo hôn ở các dân tộc thiểu số Việt Nam
Vấn nạn tảo hôn ở các dân tộc thiểu số Việt Nam

Tảo hôn gây nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe, khó khăn cho việc học tập, phát triển, mất cơ hội hạnh phúc, suy thoái giống nòi, khó khăn cho việc phát triển kinh tế, gia tăng tệ nạn xã hội…

Hiện nay Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các hình phạt cho tục tảo hôn bằng cách phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Trường hợp nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tục nối dây của người Ê Đê

Nối dây là một tập tục cổ truyền của người dân tộc thiểu số Ê Đê. Tục này quy định khi người chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi bên nhà chồng phải thế một người em hoặc anh trai của chồng.

Có nghĩa là người em/anh của người chồng đã chết phải sang, lấy người vợ làm chồng. Đây là một tập tục hôn nhân truyền thống và được người Ê Đê thực hiện tự nguyện.

Tập tục nối dây được duy trì bền vững rất nhiều năm, đặc biệt qua câu nói:”rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”

Tục nối dây của người Ê Đê
Tục nối dây của người Ê Đê

Theo người Ê Đê, tục lệ này nhằm duy trì nòi giống, sức lao động để bảo vệ buôn làng khỏi thiên tai, dịch bệnh. Họ cũng luôn quan niệm rằng gia đình là một tổ ấm để ông bà, cha mẹ và con cái cùng nhau chia sẻ vui buồn.

Ngày nay, tục nối dây không còn bị ép buộc mà đã dựa trên tinh thần tự nguyện. Nếu người anh/em chồng đồng ý thì người vợ mất chồng mới có thể lấy họ về làm chồng.

Nếu anh/em chồng không đồng ý, họ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng những đứa con để chị dâu/em dâu của họ đi lấy chồng mới.

Tục nhớ thương và cho người chết ăn

Ở dân tộc Mông, khi nhà có người chết, gia đình sẽ không bỏ vào quan tài ngay mà để người chết nằm bên ngoài từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian đó, các thành viên trong gia đình vẫn giữ lối sống sinh hoạt như bình thường. Họ vẫn đút cơm, cho nước vào miệng người chết.

Tục nhớ thương và cho người chết ăn
Tục nhớ thương và cho người chết ăn

Sau khi người chết được nhiều ngày, thức ăn lên men, ruồi nhặng bâu đầy, họ vẫn tiếp tục đút cơm, nước cho người đó.

Đồng thời đều đặn hàng ngày, họ khiêng người chết ra sân, đặt nằm ngửa trên tấm ván nhằm mục đích cho người chết được ngắm mặt trời.Việc này phải làm hàng ngày, bất kể trời nắng hay mưa đều phải làm.

Tục cho người chết ăn cần phải được xóa bỏ
Tục cho người chết ăn cần phải được xóa bỏ

Tùy theo người chết có bao nhiêu con thì sẽ cần phơi nắng từng ấy ngày. Người có 1 – 2 con thì chỉ cần phơi nắng 1 – 2 ngày. Có người có đến 10 người con thì phải phơi nắng đủ 10 ngày. Cuối cùng khi đã xong xuôi mọi việc, họ sẽ mang người chết đi mai táng.

Tục nhớ thương và cho người chết ăn ảnh hưởng lớn đến thời gian, công sức, sức khỏe của chính các thành viên trong gia đình có người mất. Chính vì thế nhà nước đã ra sức tuyên truyền và vận động nhằm xóa bỏ hủ tục này.

Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu – Mẹ chết, con bị chôn sống

Nhắc đến phong tục tập quán lạc hậu ở Việt Nam thì không thể bỏ qua tục mẹ chết, con bị chôn sống. Đây là một hủ tục có phần đáng sợ của người dân tộc Bana và Gia Rai ở Tây Nguyên. Theo đó nếu thai phụ không may chết khi vượt cạn thì đứa trẻ sơ sinh phải được chôn sống theo người mẹ.

Hủ tục này có từ rất lâu đời nên dù gia đình thai phụ có muốn hay không thì vẫn phải thực hiện do chịu áp lực từ dân làng.

Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu - Mẹ chết, con bị chôn sống
Ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu – Mẹ chết, con bị chôn sống

Những người già làng giải thích nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống ở giữa núi rừng có nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Khi người mẹ chết, con không được bú mẹ, không được chăm sóc thì cũng chết theo. Do đó người ta sẽ chôn đứa bé theo mẹ để hai mẹ con cùng nhau sang thế giới bên kia. Khi đó đứa bé sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn.

Đồng thời nhiều người tin rằng chỉ có người phụ nữ bị “ma ám”, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi, sinh ba. Đây là nỗi kinh hoàng đối với cả buôn làng khi có phụ nữ sinh đôi, sinh ba. Những đứa trẻ này cũng sẽ bị chôn sống.

Thậm chí họ còn đem đứa bé vào rừng chôn sống để con ma đã ám họ không biết đường quay về làng. Đây cũng là cách để họ tạ tội với thần linh.

Bởi những hủ tục đáng sợ như vậy, trong hàng trăm năm qua, đã có biết bao đứa trẻ vô tội bị sát hại ngay khi mới chào đời.

Tục lệ ăn uống kéo dài trong các dịp ma chay, cưới hỏi, lễ hội

Tình trạng ăn uống kéo dài trong các lễ hội, đám hiếu xảy ra phổ biến ở rất nhiều dân tộc thiểu số. Ví dụ như ở dân tộc Mông, khi nhà có người mất phải trả qua hơn 30 lễ chính và các nghi lễ khác sau chôn cất nên rất tốn kém thời gian, chi phí.

Một số dân tộc khác thì yêu cầu nhà có người chết phải thịt lợn, thịt trâu, bò để đãi làng trong những ngày tổ chức ma chay.

Tục lệ ăn uống kéo dài trong các dịp ma chay, cưới hỏi, lễ hội
Tục lệ ăn uống kéo dài trong các dịp ma chay, cưới hỏi, lễ hội

Tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến thời gian, tiền bạc, của cải, sức khỏe của gia chủ. Bởi phần đa các hộ gia đình dân tộc thiểu số kinh tế chưa vững, việc đãi làng sẽ phải đi vay tiền, gây áp lực kinh tế, nợ nần dai dẳng.

Nguyên nhân của việc ăn uống linh đình khi nhà có đám là do tục “nợ miệng” ở nhiều dân tộc thiểu số. Ví dụ một nhà có tang, bà con thân thuộc sẽ mang gia súc, gia cầm đến phúng. Gia chủ phải ghi nhớ để sau này nhà ai có tang còn trả lễ tương đương.

Tục lệ cúng khi đau ốm

Hiện nay ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, khi một người bị đau ốm, người ta không đưa đến bệnh viện hay uống thuốc mà sẽ mời thầy cúng về cúng tế. Bởi dân ở đây quan niệm rằng việc ốm đau là do bị trời phạt, thần linh phạt hoặc do ma, do ác quỷ gây ra.

Do vậy để khỏi bệnh cần cúng tạ lỗi với trời đất, với thần linh, cầu xin thần phù hộ, ban sức khỏe.

Tục lệ cúng bái khi đau ốm
Tục lệ cúng bái khi đau ốm

Sau khi thầy cúng đến nhà người ốm để xem bệnh, thầy sẽ nói cho người nhà về nguyên nhân tại sao họ bị ốm: do ma ám, do trời phạt, do quỷ ám. do thần trách phạt… Tiếp đó thầy cúng chỉ định người nhà về lễ cúng. Dùng các con vật để hiến tế như gà, lợn, bò, trâu…

Ngày nay một số bà con dân tộc thiểu số đang dần loại bỏ hủ tục này và sẽ đến bệnh viện, trạm y tế khi bị ốm.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Đây là lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn ở tỉnh Hà Giang. thường được tổ chức vào ngày 16/10 Âm lịch hàng năm.

Vào khoảng 20h tối, sau khi thầy cúng đã thực hiện xong các nghi thức tế lễ, người dân bắt đầu nhảy vào đống củi đang cháy. Trong khi đó thầy cúng sẽ cầm bát nước thơm, vẩy vào 4 góc của đống lửa và lên người đang ở trong đống lửa.

Trước đây ai cũng có thể nhảy vào đống lửa để thực hiện nghi thức. Sau này chỉ những ai theo học, là học trò của thầy cúng mới được nhảy vào.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Sau 20 – 30 phút, cơ thể của những người nhảy vào lửa sẽ run lên, ánh mắt chuyển biến khác lạ, đầu lắc qua lắc lại… Lúc này dân làng tin rằng các vị thần ở trên đã nhập vào những người này.

Tiếp theo họ nhảy múa với bàn chân trần trên đống lửa đỏ hồng đang cháy và dùng tay bốc than nóng để tung lên. Hành động này tạo ra một cảnh tượng cực ấn tượng.

Khi có người đã nhảy xong, lao từ trong đống lửa ra ngoài thì một người khác sẽ chạy vào đống lửa để nhảy tiếp. Xung quanh dân làng sẽ đứng quanh, reo hò cổ vũ.Thầy cúng thì vẫn tiếp tục gõ đàn và đọc các bài cúng.

Khi lửa tàn hẳn, thầy cúng sẽ đọc một bài cúng tiễn ma về trời. Lúc này lễ hội mới kết thúc, các học trò của thầy cúng cũng dần tỉnh lại. Điều kỳ lạ là không ai trong số họ cảm thấy đau đớn hay bị bỏng.

Lễ hội nhảy lửa với ý nghĩa tạ ơn trời đất và cầu phước lành cho năm sau. Nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tham gia.

Hiện nay lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) đã lược giản tối đa các yếu tố tâm linh, mê tín để trở thành một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Tạm kết

Những ví dụ về phong tục, tập quán lạc hậu đã đề cập ở trên cho thầy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy trong xã hội. Bằng cách chung tay cùng nhau xóa bỏ những hủ tục lạc hậu sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển bền vững hơn.

phongtuctapquan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *